– Vị trí đặt máy : Đặt nơi bằng phẳng, thông thoáng, các dây cáp, dây điện gọn gàng.
– Nếu bạn sử dụng máy in, máy photocopy để in một số lượng lớn tài liệu, tốt nhất bạn nên chia ra thành nhiều đợt nhỏ chứ không nên thực hiện hết một lần. Cách làm này giúp cho các phụ kiện máy in không bị nóng quá mức gây hư hỏng. Đầu kim của máy in kim có thể bị cong vẹo do nhiệt, mực của máy in phun có thể bị kết dính ở đầu phun, thanh cuốn của máy in laser cũng có thể làm cong gây kẹt giấy trong máy in…
– Hộp mực: Không được để hộp mực lâu ngoài không khí vì mực sẽ bị khô. Với bình mực máy in laser, không được để ngoài ánh sáng mà phải cho vào túi nhựa đen cột lại. Nếu không dùng máy trong thời gian dài, nên tháo hộp mực ra cho vào hộp kín bảo quản.
– Làm vệ sinh máy : Mỗi ba tháng một lần, nên làm sạch bụi mực tích tụ bên trong máy. Cách làm vệ sinh cụ thể cho từng kiểu máy thường được ghi rõ kèm theo hình minh họa trong quyển sách hướng dẫn sử dụng kèm theo máy.
– Để tránh tình trạng hết mực đột xuất, bạn hãy để ý là trong quá trình in nếu gặp hiện tượng có một vệt mờ cố định dọc từ trên xuống dưới trang in thì có thể mực in sắp hết. Bạn có thể kiểm tra bằng cách “lôi” hộp mực máy in laser ra lắc theo chiều ngang rồi lắp vào lại, nếu in được bình thường thì điều đó là chắc chắn. Với cách này, ít nhất bạn còn có thể in được 20 – 50 trang nữa.
– Không tắt máy đột ngột :Với máy in phun màu, không nên tắt máy ngay khi vừa in xong mà phải chờ cho máy đủ thời gian thực hiện thao tác che đầu in lại, tránh cho mực bị khô.
Thỉnh thoảng, trong quá trình sử dụng máy in laser, máy in của bạn cũng có thể bị kẹt giấy.
Máy in bị kẹt giấy do:
– Giấy quá mỏng: Trường hợp này nên sử dụng đúng loại giấy được nhà sản xuất khuyến cáo (thông thường là giấy có định lượng từ 75g/m2 trở lên).
– Giấy bị ẩm: Trong những ngày mưa nhiều, giấy rất dễ bị ẩm. Nên chú ý bảo quản giấy bằng cách để trong bao nhựa kín chống ẩm và chỉ nên nạp giấy vừa đủ dùng.
– Trục kéo giấy bị mòn: sau một thời gian sử dụng trục kéo giấy của máy in bị mòn nên không còn lấy giấy đúng một tờ nữa. Trường hợp này nên liên hệ với trung tâm để được sửa chữa, thay thế phụ tùng.
– Bât trục đổi hướng giấy ra trong lúc máy đang in. Máy in thường có chốt bật để đổi hướng giấy in ra, nếu bật chốt này trong lúc máy đang in, giấy sẽ bị kẹt.
Xử lý khi bị kẹt giấy
Nếu gặp trường hợp này, bạn cần tắt nguồn, tháo hộp mực ra khỏi máy, nhẹ nhàng rút giấy ra khỏi máy in, sau đó lắp hộp mực trở vào và bật nguồn để tiếp tục công việc.
Nếu giấy bị rách kẹt lại một mẫu nhỏ bên trong máy in
Trong trường hợp này, bạn lắp hộp mực trở lại, đóng nắp máy, mở điện nguồn. Máy in sẽ quay các trục lăn và đẩy mẫy giấy kẹt bên trong ra. Nếu vẫn không được, bạn tắt máy, bật trục đổi hướng rồi mở điện trở lại. Một số máy in có thêm công tắc hay chốt gạt đẩy giấy, bạn bấm công tắc này để trục lăn quay đẩy mẫu giấy kẹt ra.
Nếu đã làm như trên mà vẫn không lấy mẫu giấy rách ra được, tốt nhất bạn nên liên hệ với trung tâm sửa chữa. Không nên cố dùng vật nhọn cạy gỡ hay tháo máy ra mà hãy mang máy đến các trung tâm sửa máy photocopy, máy in gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất hoặc bạn có thể đến với Thành Đồng Copier để được tư vấn.